Xe điện đang được định hình trở thành phương tiện thay thế các xe năng lượng cũ. Do là giai đoạn đầu nên còn khá nhiều Bất cập trong cả quản lý và giải pháp vận hành hệ thống xe điện để đưa các xe vào sử dụng.
Bài viết là ý kiến cá nhân của tác giả nhằm hoàn thiện hơn cơ sở lý thuyết của hệ thống quản lý xe điện. Mong các bạn đọc giả góp ý thêm cho tác giả nhé.

1. Phạm vi hoạt động hạn chế:
Các mẫu xe điện dù cao cấp hay bình dân đều vấp phải một hạn chế giống nhau, đó là thời gian hoạt động, hay nói cách khác là khả năng cung cấp năng lượng của Bình ắc quy cho động cơ điện. Chiếc xe được giới thiệu đi được quãng đường dài nhất cho mỗi lần sạc là Vinfast e35 (chưa bàn giao):
- Vinfast e35 2021: 505 km
- Tesla Model S & Model X (trên 400 km).
- Tesla Model 3 (trên 350 km)
- Chevrolet Bolt (383 km)
- Nissan Leaf 2018 (trên 320 km)
- Vinfast e34 2021: 350 km
Như vậy chúng ta có thể thấy Dung lượng ắc quy của xe điện là vô cùng quan trọng, nó quyết định thành bại của chiếc xe điện được bán ra thị trường.
Để giải quyết vấn đề nguồn năng lượng này, theo mình nên kết hợp nhiều cách:
+) Phát triển hệ thống sạc năng lượng mặt trời trên nóc xe. Quá trình di chuyển hay dừng đỗ cũng sẽ nạp được điện vào bình ắc quy.
+) Phát triển động cơ điện tiết kiệm nhiên liệu, thay vì các động cơ đơn, mô men xoắn lớn, ta có thể sử dụng hai hay nhiều động cơ với mô men xoắn nhỏ hơn kết hợp với hệ thống truyền động dẫn động đến các bánh xe có cấp số hoặc vô cấp…
- Chia sẻ Firmware/OTA updater cho màn hình Android
- crDroid Roms for Redmi K40 Gaming and Poco F3 GT (ares)
- Review ROMs K40 Gaming / F3 GT
- Bộ cảnh báo va chạm 8 mắt trước sau cho màn hình Android
- Vietmap S2 – Trải nghiệm và tùy chọn cài đặt
2. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn ít:
Xe điện, xe xăng đều cần có các trạm sạc. Nếu như hệ thống trạm sạc của xe xăng được cơ cấu cạnh tranh thị trường. Các nhà bán lẻ đều có thể đăng ký phân phối xăng dầu. Người dân cũng mua được xăng về bán… Thì xe điện chưa có, nên gần như chưa có trạm sạc nào cho xe điện ở Việt Nam (Duy có một trạm của Vinfast đang thử nghiệm)


Giải pháp cho vấn đề này của mình tại Việt Nam là:
+) Cho phép thay Pin tại các trạm sạc, thay vì chờ sạc quá lâu cho các xe thuê Pin.
+) Phát triển trạm sạc tại các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ sẵn có các cây xăng dầu. Ngoài ra, cần xây dựng các trạm sạc tại chính các cây bán lẻ xăng dầu hiện tại trên cả nước.
+) Xây dựng cơ chế nhà phân phối, đối tác… để kích thích đầu tư trạm sạc tại các vùng miền còn chưa có…
+) Chuẩn hoá các thiết bị sạc, mục đích để các hãng, các dòng xe điện đều sử dụng chung được một thiết bị sạc. Đây là điểm quan trọng để phát triển thương hiệu Quốc gia.
+) Thiết kế các trạm sạc tại chính các khu đỗ xe, bãi gửi xe trên cả nước. Bằng cách này, bản thân chủ nhân bãi gửi xe cũng có được khoản thu nhập khi cho các xe sạc qua đêm tại bãi…
3. Ít sự lựa chọn
Điều này là đương nhiên vì Việt Nam chúng ta mới chỉ có 1 hãng sản xuất được, gần đây các nhà tài phiệt bắt đầu quan tâm đầu tư hơn, một số trường đại học tham gia vào nghiên cứu, chế tạo xe điện… Nhưng để nó trở thành sự lựa chọn cho người dân thì còn mất khoảng thời gian lâu lâu nữa với cơ chế chính sách hiện tại.

Giải pháp cho vấn đề này là:
+) Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu, sản xuất xe điện. Có thể là hỗ trợ phí xuất nhập khẩu, tiền thuê mặt bằng, nhà xưởng…
+) Xây dựng cơ chế phân phối xe điện theo chính phương pháp phát triển mạng lưới của ngành điện lực, hiện đã phủ khắp cả nước ….
+) Có cơ chế đặc thù riêng cho xe điện: không thu phí môi trường, Ưu tiên điện sạc….