Hệ thống phanh AEB khẩn cấp tự động – Autonomous Emergency Braking là công nghệ an toàn trên xe ô tô. Nó có khả năng ngăn chặn một vụ tai nạn có thể tới từ phía sau, hoặc giảm thiểu tốc độ nếu như có va chạm xảy ra.
I. Chức năng của hệ thống tự động phanh khẩn cấp
- Cảnh báo cho người lái về một vụ va chạm sắp sửa xảy ra, đồng thời tự động phanh xe với một lực tối đa.
- Tự động phanh xe trong các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

II. Các loại hệ thống phanh AEB khẩn cấp
AEB – Autonomous Emergency Braking sử dụng các cảm biến radar, laser hay camera để quan sát và phát hiện ra những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra va chạm với những phương tiện khác, khách bộ hành hoặc các vật cản…
Hiện nay có khá nhiều loại phanh AEB, nhưng đa số đều giúp đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, rung tay lái hoặc cả 3. Trong trường hợp người lái không phản ứng lại với những cảnh báo đưa ra, hệ thống AEB sẽ tự động phanh. Ngoài ra, một số hệ thống AEB còn có thể căng dây đai an toàn để giảm thiểu tối đa thương tổn tới hành khách!
Trong trường hợp người lái bẻ tay lái để chuyển hướng di chuyển, hệ thống phanh AEB sẽ tự động tắt. Chúng được chia thành 3 loại chính cụ thể như sau:
1. Hệ thống giảm tối đa va chạm ở tốc độ thấp
Loại hệ thống này có khả năng ngăn ngừa xảy ra va chạm khi chiếc xe di chuyển ở tốc độ thấp. Nó đặc biệt hiệu quả khi xe thường xuyên di chuyển trong thành phố. Phanh AEB loại này có thể phản ứng đối với những loại ô tô khác.
Tuy nhiên, nó lại không được nhạy đối với những người đi bộ hoặc các phương tiện khác như xe máy… Tùy vào từng phiên bản, radar có thể quét ở phía trước xe trong vòng 8 – 10m và ngăn ngừa va chạm khi chiếc xe di chuyển với tốc độ từ 30 – 50 km/h.

2. Hệ thống ngăn ngừa va chạm ở tốc độ cao
Phiên bản hệ thống phanh AEB này thường được trang bị radar quét tầm xa. Nó có thể quét trong vòng 200m các xe ở phía trước với tốc độ 80 km/h.
3. Hệ thống giảm va chạm với người đi bộ
Phiên bản này sử dụng kết hợp giữa radar và camera để phát hiện khách bộ hành qua hình dáng và đặc điểm của người đi bộ. Từ đó nó sẽ tính toán tốc độ của xe để xác định xem có nguy cơ xảy ra tai nạn hay không.
Cả 3 loại hệ thống này đều không loại trừ lẫn nhau. Thực tế cho thấy, hệ thống AEB chỉ có thể tránh va chạm khi chiếc xe di chuyển ở tốc độ thấp, nhưng cũng có loại có thể kết hợp cả 3 loại ngăn ngừa trên (cả tốc độ thấp, cao và khách bộ hành).
III. Tại sao xe ô tô nên được trang bị hệ thống phanh AEB?
Theo Viện Bảo hiểm an toàn giao thông quốc gia Mỹ – IIHS, công nghệ phanh khẩn cấp có thể giúp ngăn chặn tới 20% các vụ tai nạn có thể xảy ra. Tại Mỹ, mỗi năm có tới khoảng 5 triệu vụ va chạm, vậy nên việc trang bị công nghệ này cho xe ô tô có thể ngăn chặn được khoảng 1 triệu vụ tai nạn/năm.
Trong khi đó, NHTSA (Cơ quan an toàn giao thông Mỹ ) cho biết, năm 2012 đã ghi nhận tới 1.705 người tử vong và có tới 547.000 người bị thương do va chạm từ phía sau xe ô tô. Và nếu tất cả các xe ô tô đều được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp tự động có thể ngăn chặn hoặc giảm tới 87% số người bị thương hay tử vong.
Trong năm 2013, theo kết quả nghiên cứu của chính quyền Australia, hệ thống phanh AEB giúp ngăn ngừa tới 35% va chạm từ phía sau và 53% va chạm giảm bớt nguy cơ thiệt hại.
Mới gần đây nhất, đã có tới 20 nhà sản xuất xe ô tô ở Mỹ cam kết rằng sẽ đưa hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB làm trang bị tiêu chuẩn cho các dòng xe được sản xuất trong năm 2022.
Một số điều bạn nên biết về hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
Cùng với ADAS, ACC system, AEB dần sẽ trở thành tất yếu của các dòng xe thương mại

1. Có thể hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau
Hệ thống phanh AEB hoàn toàn có khả năng hoạt động trên nhiều loại địa hình. Tuy nhiên, khoảng cách dừng xe ô tô sẽ khác nhau dựa trên tình trạng của mặt đường.
2. Hoạt động dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Autonomous Emergency Braking thể hoạt động dưới mọi điều kiện thời tiết. Thực tế, khi đường trơn trượt thì khoảng cách dừng của xe ô tô có thể sẽ tăng lên. Hay trong điều kiện thời tiết nắng chói, sương mù… thì khả năng phát hiện những mối nguy hiểm sẽ bị ảnh hưởng.
3. Có thể hoạt động khi xe ô tô đang lùi hay không?
Được thiết kế để giảm những va chạm phía trước, nên hệ thống AEB này không thể hoạt động khi xe đang lùi. Các chuyên gia về sử dụng xe ô tô cho biết, bạn có thể trang bị các loại công nghệ khác giúp ngăn ngừa va chạm khi lùi xe như camera hay cảm biến lùi.
4. Hệ thống phanh AEB hoạt động hiệu quả nhất ở tốc độ bao nhiêu?
Mỗi nhà sản xuất xe đều nêu lên phạm vi hoạt động hiệu quả của hệ thống phanh khẩn cấp. Vậy nên, bạn cần phải nắm bắt được thông tin này trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
5. Có thể tránh va chạm với người, động vật hay các đối tượng khác hay không?
Tùy vào từng loại phanh AEB mà hệ thống có thể ngăn chặn được va chạm với người, động vật và các đối tượng khác. Dẫu vậy, hệ thống AEB rất đa dạng, nên bạn nên tìm hiểu câu trả lời này trong sách hướng dẫn sử dụng xe để có câu trả lời chính xác nhất.
7. Có thể hoạt động khi xe ô tô đang kéo moóc hay không?
Câu trả lời là có, nhưng khoảng cách dừng xe sẽ dài hơn và có thể sẽ không thể tránh được va chạm. Song điều này vẫn sẽ giảm thiểu tốc độ va chạm.
8. Có thể trang bị thêm AEB cho xe đã qua sử dụng hay không?
Câu trả lời là không, bởi vì nó không đảm bảo. Bạn cần chắc chắn hệ thống AEB là trang bị tiêu chuẩn của xe hoặc là trang bị tùy chọn ngay từ thời điểm chọn mua xe ô tô. Khi có sự hư hỏng hệ thống AEB, các bạn cần tới những gara chuyên sửa điện xe ô tô, có máy chẩn đoán để được kiểm tra chính xác nhất.
9. Có thể tắt hệ thống AEB hay không?
Tùy vào từng nhà sản xuất, nhưng đa số hệ thống phanh AEB đều có thể tắt được. Các lái kinh nghiệm cho biết: AEB sẽ tự động mở mỗi khi ô tô khởi động lại. Bạn cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng.
10. Hệ thống phanh AEB có được bảo hành hay không?
Điều này còn tùy thuộc vào nhà sản xuất xe. Bạn có thể hỏi trực tiếp đại lý bán xe trước khi mua xe.
IV. Hệ thống hỗ trợ phanh AEB không giống với loại EBA
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA (Emergency Brake Assist) khác hoàn toàn với hệ thống AEB. Mục đích và công nghệ của 2 hệ thống này khác nhau hoàn toàn. AEB giúp hỗ trợ tài xế khi không kịp phanh, còn hệ thống BA thì không có khả năng phát hiện ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn như hệ thống AEB, mà nó chỉ hỗ trợ lái xe khi đang hoảng loạn đạp phanh không đủ lực.
Tuy nhiên, thường thì AEB đều sử dụng Emergency Brake Assist để giúp tự động phanh xe với lực tối đa.
V. Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC không giống với AEB
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC (Adaptive Cruise Control) là bản nâng cấp của hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control. Hệ thống này giúp duy trì một tốc độ nhất định giúp người lái, mà cho dù người lái có lên xuống hay xuống dốc cũng đều bằng nhau.
Trong khi đó, hệ thống ACC được bổ sung thêm tính năng giảm tốc độ khi phát hiện phía trước có xe đang chạy chậm, đồng thời duy trì một khoảng cách phù hợp để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Nguồn: MXH