Bài này mình tổng hợp lại từ bài viết của bạn Hoai Vuong trên diễn đàn ô tô Sài Gòn. Tài liệu này rất hay, mình sợ lâu ngày mất nên mình xin phép tổng hợp lại tại đây.

Bài 16: Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Vị trí hệ thống cung cấp nhiên liệu trên xe hơi động cơ
Vị trí hệ thống cung cấp nhiên liệu trên xe hơi động cơ
Tác dụng của nó thì chắc chả cần phải lói lữa các bác nhở. Còn nguyên lý thì như sau

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Hình 16.1– Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu

Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng. Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm – hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:

1. Độ mở bướm ga (bướm này là bướm gì kệ bà nó đi, bài sau tìm hiểu)

2. Nhiệt độ nước làm mát

3. Nhiệt độ nhớt

4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp

5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp (Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)

Cùng xem cái video cho nó dễ hiểu nhé

Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế nhé 1. Két xăng

két xăng ô tô
két xăng ô tô

Hình 16.2 – Két xăng Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc các bác phải xem cái video sau để hình dung được két xăng nó nằm ở đâu. (Đồng thời xem thay cụm bơm xăng sao nhé)

2. Cụm bơm xăng

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Hình 16.3 – Cụm bơm xăng Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.

3. Bơm xăng

Cụm bơm xăng, phao xăng trên xe hơi
Cụm bơm xăng, phao xăng trên xe hơi

Hình 16.4 – Bơm xăng Bơm xăng này chẳng qua giống như cái mô tơ chạy bằng điện thôi, bác nào ko biết cái mô tơ là cái gì thì chắc tuổi thơ các bác thê thảm phải biết. Nguyên lý nó như sau:

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Hình 16.5 – Nguyên lý bơm xăng Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. Chứ mà chờ bơm bơm từ dưới két lên thì lâu bỏ mịe.4. Lọc xăng

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 16.6 – Lọc xăng lắp đặt trên xe Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé

mechanic%20fuel%20filter.jpg

Hình 16.7 – Lọc xăng Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng. 5. Vòi phun Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là e nó trong thực tế

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 16.8 – Vòi phun và bugi Và nguyên lý em nó

https://www.youtube.com/watch?v=XJU1zRhaXYY

Hình 16.9 – Nguyên lý vòi phun Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.6. Van điều áp

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 16.10 – Van điều áp trong thực tế Và xem ruột gan em nó

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Hình 16.11 – Cấu tạo bên trong van điều áp Còn nguyên lý làm việc e nó

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
Hình 16.12 – Nguyên lý làm việc van điều áp Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,…vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.Làm cái kết bằng cái video tổng hợp cho nhiều bác vẫn đang còn đang mơ màng nhở.

Còn nữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiếm $
  • Đăng ký & kiếm tiền
    1000 Điểm
  • Mua sắm có điểm Kiếm 1 Điểm trên mỗi 1.000 tiêu
  • Giới thiệu mua hàng
    Chia sẻ liên kết này và nhận điểm thưởng khi họ mua hàng
  • Kiếm tiền khi mua sản phẩm bất kỳ
    Thưởng là: 10 Điểm
  • Chuyển đổi điểm thành phiếu giảm giá

    Quy tắc chuyển đổi: = 1 Point

$ $