Pin khô, chủ yếu là các Pin Lithium với nhiều hình dạng khác nhau. Nhưng với tình hình chung là chỉ sử dụng được trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi trở thành phế thải, chúng lại trở thành một vấn đề đối với môi trường: chúng ta nên làm gì với lượng pin khô được thải ra.

Cấu trúc của một viên Pin khô tương tự nhau, đều cấu thành từ các vật liệu dẫn điện và các chất hoá học có hại đến môi trường:



Rất nhiều thiết bị sử dụng các loại Pin này như:
- Các loại xe điện
- Thiết bị không dây: Tai nghe, Máy nghe nhạc, Điện thoại…
- Đồ chơi điều khiển…
Sau một thời gian sử dụng, những viên pin này không còn lưu trưc được nhiều năng lượng nữa, chúng bị thay thế và trở thành phế thải. Và bài toán đối với mọi thế hệ công dân trên toàn cầu là làm sao xử lý được các loại Pin thải này?
- Vietmap S2 – Trải nghiệm và tùy chọn cài đặt
- 10 điểm cần biết khi chọn mua xe cũ
- Sau 5 năm sử dụng xe điện Vinfast còn 66% giá trị
- Chưa đến 500k, biến quạt thường thành quạt tích điện
- Website Cục đăng kiểm Việt Nam không thể truy cập
Chúng ta chắc chắn cần phải tái chế một số lượng lớn pin, nhưng việc thu hoạch các vật liệu hữu dụng từ pin lithium-ion của các Pin thải vẫn còn rất khổ cực và nguy hiểm. May mắn thay, chúng ta vẫn có cơ hội để cải thiện điều đó.
Tác giả của báo cáo nói rằng các sự thay đổi thể chế – như thiết kế pin với mục đích dành cho tái chế và sử dụng máy móc để tháo pin một cách tự động – có thể tái tạo ngành tái chế pin hoàn toàn. Đồng thời, những cải thiện này có thể khiến các thiết bị sử dụng Pin Lithium càng trở nên thân thiện hơn với môi trường nhờ sử dụng pin cũ để tạo pin mới.

Gaines và vị đồng tác giả văn bản nhận ra được một cơ hội để giải quyết nhu cầu pin mới cho xe điện bằng cách sử dụng vật liệu từ pin cũ. Pin lithium được tạo ra từ kim loại cobalt, một khoáng thạch được khai thác chủ yếu ở Congo. Nhưng nhu cầu cobalt tăng cao đã dẫn đến hàng loạt các cáo buộc về lao động trẻ em và vô số hậu quả tai hại cho xã hội và môi trường do việc khai thác. Thế nên đối với tác giả nghiên cứu Gavin Harper, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Birmingham, việc tái chế pin và dùng các vật liệu quý giá của chúng cho các ngành sản xuất khác lại có ý nghĩa hơn việc tái sử dụng pin cũ. “Liệu việc lấy kim loại cobalt từ pin cũ và biến nó thành pin mới có tốt và hay hơn?“, ông nói.
-
Sản phẩm đang giảm giáMóc khóa hình thú vui nhộn80.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáHoa hướng dương móc khóa20.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáThẻ Nhân Phẩm One Piece Wano225.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáThẻ Bài Hải Tặc Đen Tập 4 Phần Cuối Pro – Hộp 9 Pack 25 Thẻ155.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáThẻ Nhân Phẩm One Piece Wano Quốc – Hộp 36 Pack 180 Thẻ Cực Chất190.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giá1 Dây 12 Pack Thẻ Bài 7 Viên Ngọc Rồng Dragon Ball Kim Tuyến – 1 Pack 8 Thẻ40.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáTúi 10 Thẻ Bài Pokemon Vip Mạ Đen Cầu Vồng Vmax GX25.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáThẻ Bài Pokemon Hộp Sắt Nắp Rời Hàng Siêu Chuẩn Đẹp125.000 ₫
-
Sản phẩm đang giảm giáBộ 27 Thẻ Bài Pokemon Vip Cao Cấp Loại Màu Vàng Kim Vmax GX65.000 ₫
Ở Việt Nam cũng đang có các công trình khoa học sử dụng biện pháp này để nghiên cứu và phát triển các thiết bị thu hoạch Pin.

Dây chuyền tháo rời tự động, như văn bản đã giải thích, có thể giải quyết mối nguy cho nhân loại và tạo ra một quá trình đủ nhanh để xử lý hàng tấn pin dồn tới trong tương lai. Tuy nhiên, các loại máy tự động sẽ cần một loại pin tiêu chuẩn để có thể làm việc hết công suất. Những thay đổi trong thiết kế có thể trở thành mấu chốt cho các hãng sản xuất đang tìm kiếm chất liệu rẻ tiền. Dễ dàng tháo rời dẫn đến sự chiết xuất vật liệu từ pin thải trở nên tinh khiết hơn, đáng giá hơn, sau đó chính những vật liệu này có thể được bán hoặc sử dụng để sản xuất pin mới.
Như vậy ngoài cách tái chế Pin cũ thành Pin mới, người ta còn có thể tách Pin cũ lấy Kim loại quý hiếm như là Colbat để làm nguồn cung cho các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, với nền khoa học hiện tại, việc làm này còn tương đối tốn kém và không có nhiều công ty có hứng thú với các dự án này. Thay vì thế, họ chọn phương cách xử lý là Chôn lấp, Phá huỷ… gây hậu quả nghiêm trọng với môi trường…