Thợ sửa chữa ô tô từ lâu luôn là nghề có một thu nhập ổn định, và thậm chí sẽ là rất cao nếu như các bạn là một trong những người thợ sửa chữa ô tô giỏi. Với những công việc về bảo dưỡng, sửa chữa điện, máy gầm, hoặc chăm sóc, làm đẹp đồng sơn là những công việc chính.

Tuy vậy ngày nay, ngoài những kỹ năng về sửa chữa cơ bản thì nhiều kỹ thuật viên vẫn chưa trang bị đủ những kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một người thợ sửa chữa ô tô giỏi.
Vậy làm sao để trở thành người thợ sửa ô tô giỏi, và nó cần những tố chất nào?
I. Năng lực
Thợ giỏi cần phải được đào tạo một cách bài bản. Năng lực, đó là hành trang không thể thiếu trong chặng đường của một người thợ. Nó đóng vai trò như nền móng của một ngôi nhà kiên cố. Để có được năng lực người vợ vợ cần trải qua sự nỗ lực của bản thân để tiếp thu nhiều kiến thức nền tảng về sửa chữa, kiến thức nền tảng về về thiết bị, bao gồm cách thức mà các thiết bị hoạt động, cách thức vận hành thiết bị một cách tối ưu nhất.

Theo chúng tôi, một người thợ sửa chữa giỏi phải nhìn được và phân tích được tình huống hỏng hóc là nguyên nhân do đâu và đưa ra hướng xử lý chính xác. điều này hoàn toàn khác của một người thợ sửa chữa bình thường là những người chỉ biết hoàn thành công việc được giao mà không biết tại sao lại phải làm như thế.
II. Kỹ năng
Kỹ năng là những tích lũy của người thợ có được trong quá trình làm việc trực tiếp. Chúng ta quan tâm đến kỹ năng tốt và kỹ năng xấu. Kỹ năng xấu dấu cũng là kỹ năng nhưng được hình thành sai cách. Dưới đây là những kỹ năng tốt mà một người thợ giỏi phải thể hiện được.

2.1 Làm nhanh nhưng chính xác, cái đó gắn liền với năng lực công việc
2.2 Làm đủ các việc, thành thạo các vị trí, liên hệ và bố trí sắp xếp công việc giữa các bộ phận tối ưu nhất.
2.3 Luôn đặt mục tiêu công việc, mục tiêu phát triển cá nhân, nâng cao tay nghề.
III. Thái độ

3.1 Luôn lắng nghe, quan sát kỹ, hỏi han, chăm sóc khách hàng một cách cầu thị.
3.2 Phải giảm bớt cái tôi! Luôn có tinh thần cầu tiến và học hỏi.
3.3 Luôn có mặt khi có yêu cầu. Luôn hỗ trợ đồng đội khi cần thiết, luôn tìm tòi cách làm mới, tối ưu hoá thời gian thao tác, tăng năng suất làm việc.
3.4 Không ngại chia sẻ, người ta nói cho đi là sẽ nhận lại, biết gì thì cứ chia sẻ, biết đâu sau này gặp những ca khó khăn, sẽ có người chỉ giúp lại.
Tóm lại, một người thợ giỏi là tập hợp của năng lực kỹ năng và Thái độ đối với công việc. Vậy bạn đã là một người thợ giỏi chưa hãy chia sẻ cùng NguyetKim nhé!