Mối quan hệ độc hại tồn tại ở nhiều dạng. Đến một lúc chúng ta có đủ cơ sở để lật tẩy nó nhưng cũng chính chúng ta lại là người chọn phớt lờ hoặc tệ hơn, tự an ủi rằng đây là dấu hiệu của một tình yêu lành mạnh.

Ở một lớp sâu hơn của sự phớt lờ này có thể bắt nguồn từ những áp lực như:
- Áp lực tôn giáo :”Chỉ được kết hôn với một người, một đời. Không được rời bỏ tình yêu”.
- Áp lực định kiến: “Thương nhau thì phải chịu đựng nhau”.
- Áp lực giới tính: Với nam giới “phải là trụ cột gia đình, phải gồng gánh”; với nữ giới: “Phải biết bao dung và có lòng vị tha”.
- Tư tưởng thế hệ: “Tôn thờ tình yêu; Yêu đồng nghĩa với đau khổ; Yêu là hy sinh…”
Nếu bạn đang mắc kẹt trong tình yêu độc hại, thì dưới đây là những lý do giúp bạn nhìn nhận lại tình trạng mối quan hệ của mình.
MẮC KẸT TRONG CÁI BẪY CỦA SỰ QUAN TÂM NGẮT QUÃNG
Lý do này thực sự rất phổ biến, vì chúng có khả năng gây nghiện và có tính chất thao túng. Một người sử dụng kiểu quan tâm ngắt quãng sẽ khiến người còn lại rơi vào cái bẫy “phản xạ có điều kiện”. Ví dụ như, mỗi khi bạn nhận được sự quan tâm, bạn bắt đầu cảm thấy vui sướng vì sắp được gần gũi, thân mật chẳng hạn. Giờ thì, bạn nhận được sự quan tâm nhưng sự gần gũi, thân mật sau đó không xảy ra. Một cách tự động, tâm trí của bạn đã rơi vào trạng thái kỳ vọng, chờ đợi. Và theo thời gian, việc ngắt quãng khiến bạn liên tục lo lắng, bất an và có phần gây nghiện. Một cách tệ hại, điều đó còn mang tính chất tương tự thao túng tâm lý.
Giải pháp cho sự giải thoát chính là sự tự ý thức được rằng bạn đang là mồi nhử của mối quan hệ độc hại này. Có thể bạn đang là người thứ 3 (nt3), có thể bạn đang là đối tượng của một nt3 chẳng hạn. Bạn nên rõ ràng mọi thứ trong mối quan hệ này, như vậy bạn sẽ dần thoát khỏi nó.
LÒNG TỰ TRÂN TRỌNG THẤP
Nếu bạn thường xuyên có những suy nghĩ hoặc những trải nghiệm sau đây, bạn có thể đang biểu hiện như một người có lòng tự trọng thấp.
- Giá trị bản thân thấp nên thường gặp phải mối quan hệ kém lành mạnh (đôi khi là lạm dụng).
- Bạn cảm thấy bản thân không xứng đáng được yêu và không thể tốt hơn kể cả có cố gắng.
- Bạn không dám đặt kỳ vọng để có được mối quan hệ tốt.
- Bạn tự an ủi bản thân khi người kia không thương bạn “ít ra anh ấy không đánh mình/ít ra cô ấy không lợi dụng tiền của mình”.
Và lớp dưới cùng trong suy nghĩ của bạn, đôi khi tự định nghĩa rằng “tình yêu thì phải chứa đựng cả đau khổ”.
Để vượt qua sự tự ti này, bạn hãy mạnh mẽ lên. Bạn cần hiểu rằng, với bạn bản thân luôn là quan trọng nhất. Hãy tỏ ra mình thực sự quý trọng bản thân mình, bằng cách luôn giữ hình ảnh thật đẹp, tâm hồn thật khỏe. Bạn hãy nhớ rằng, nếu người ta có tình cảm với bạn, thì luôn kèm theo đó là sự quan tâm chứ không phải sự hờ hững. Dù bằng bất kỳ lý do nào, sự quan tâm luôn là một quan hệ qua lại bình đẳng.
SỢ CÔ ĐƠN
Nỗi sợ cô đơn khi ở một mình đã thôi thúc bạn phải chọn một đối tượng nào đó, để có đôi, có cặp. Cũng dễ hiểu, có người bên cạnh vẫn ít cô đơn hơn là không có. Cộng thêm tác động từ xã hội, khiến mọi người nghĩ rằng độc thân hoặc một mình là điều gì đó không tốt, và gắn nhãn cho đối tượng đó là “bị tự kỷ” khi chọn ở một mình.
Đây là nối sợ mà hầu hết các bạn đều mắc phải khi ở một mình. Giải pháp là luôn dùy trì các mối quan hệ tích cực trong danh bạ điện thoại của bạn, luôn quan tâm đến người thân thiết, luôn nâng cấp các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp. Hãy chia sẻ chân thành với họ mọi thứ, và bản thân bạn sẽ nhận lại nhiều hơn những gì bạn đang có và mong muốn đó nha.
LỠ “ĐẦU TƯ” NÊN PHẢI RÁNG THEO
Bạn càng nghĩ mình là người đầu tư, cống hiến, hy sinh cả trí lực, sức lực, tiền của cho mối hệ, bạn càng khó lòng buông bỏ. Ngay cả khi mối quan hệ trở nên xấu xí bạn vẫn giữ bằng mọi cách.
Quan điểm này là sự ích kỷ của chính bản thân bạn. Giải pháp của việc này có thể sẽ phải đến từ một cái nhìn khác của bạn, chỉ có bạn mới tự giải thoát được cho mình. Và gợi ý của mình đó là luôn coi những thứ đã đầu tư là của mất đi. Đã mất đi rồi đừng cố tìm lại. Hãy để mọi thứ rời ra mình như duyên phận vậy.
ẢO TƯỞNG VỀ SỰ KIỂM SOÁT
Bằng cách nào đó, bạn luôn tự tin rằng bạn có thể kiểm soát được tình trạng mối quan hệ. Bạn nghĩ rằng mình có thể nỗ lực để thay đổi người mình yêu.
Bạn nên biết rằng, trong mối quan hệ tình cảm, không có mối quan hệ nào tồn tại được bằng sự kiểm soát. Nó chỉ tồn tại dựa trên sự tôn trọng, sự chia sẻ, sự chân thành. Vì thế bất kỳ sự kiểm soát nào đó đều gây ra sự ức chế cho đối phương. Thay vì kiểm soát, hãy trao đổi trực tiếp và chân thành với đối phương bạn nhé.
“VÌ CON CÁI”
Việc duy trì một mối quan hệ độc hại vì con cái ngày xưa phổ biến hơn nhiều so với bây giờ, nhưng tiếc là nó vẫn còn xảy ra khá nhiều. Tuy nhiên, niềm tin rằng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn khi chia tay cha mẹ, hơn là chứng kiến sự ngược đãi diễn ra giữa cha mẹ chúng, có phần bị bóp méo.
Nhiều người đến với nhau không phải vì tình yêu, vì thế mà khi có con rồi, mãi không thể chia tay dù không hề hạnh phúc. Có một số trường hợp các bạn có thể dành thời gian trao đổi sâu hơn với mình như sau:
- TH1: tình yêu dựa trên sự che dấu tính cách của 1 trong 2 người, và người còn lại có thể gọi là yêu mù quáng mà dẫn đến hôn nhân. Sau khi về chung một nhà mới bắt đầu thể hiện rõ tính cách trái ngược với những gì đối phương tưởng tượng. Điều này lâu ngày sinh ra sự hụt hẫng, sự cô đơn, không có chỗ dựa của đối phương.
- TH2: Kết hôn vì gia đình, không xuất phát từ tình cảm
- TH3: Người phụ nữ trong gia đình quá mạnh mẽ, lấn át mọi thứ. Hoặc người đàn ông quá nhu nhược.
- TH4: Cũng có thể việc một người đàn ông phải ở cùng nhà vợ sinh ra nhiều ức chế. Điều này lâu này sinh ra sự nhàm chán muốn giải thoát….
Giải pháp vấn đề này đến từ sự cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Nếu đủ tình thương yêu với con cái, nếu chấp nhận hy sinh, mình nghĩ dần cả hai người sẽ tìm được tiếng nói chung. Nếu cả hai dần rõ ràng mọi mối quan hệ, mình nghĩ sẽ chung sống được đến rang long đầu bạc. Suy cho cùng, nếu cả hai có cùng sự yêu thương con trẻ, thì đương nhiên sẽ dần lại gần nhau mà thôi!
LỜI KẾT
Phần lớn, ở thời đại này, thế hệ của chúng ta ngày nay đã bị tác động từ thơ ca, phim ảnh, tiểu thuyết…Để rồi chúng ta bắt đầu đặt khái niệm, cố gắng định nghĩa cho tình yêu. Đôi khi điều đó trở nên cực đoan và tin tưởng mù quáng. Nhưng nhận thức và hiểu biết là bước đầu để giúp bạn thoát khỏi vòng lặp của tình yêu độc hại.Bạn có thấy hình ảnh của mình trong những trường hợp trên?
Nếu bạn vẫn đang mắc kẹt trong nỗi sợ, thấy không hạnh phúc về mối quan hệ; lúc này, bạn có thể liên hệ với Tâm lý học, hoặc Group Gương tâm hồn để được tham vấn tâm lý với chuyên gia, bác sĩ nhé.
Nguồn tham khảo:
- [1] Bài viết Why Do We Stay In An Unhealthy Relationship? của tác giả Helen Nieves
- [2] Bài viết 10 Reasons Why We Stay in Toxic Relationships của tác giả Joanna Pantazi