Thời gian gần đây, nhiều Công ty, tập đoàn lớn đã tham gia vào thị trường xe ô tô điện. Điều này chứng tỏ đây không chỉ là thị trường béo bở mà còn cho thấy nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng và xu hướng tương lai. Con người dần quan tâm và yêu thích các sản phẩm giao thông sạch và thông minh.

I. Xe điện thông minh là như thế nào?

Xe điện thì Ad thấy nhiều rồi, nhưng điều Ad muốn nói đến ở đây chính là chiếc xe điện thông minh. Chúng ta thường nghe đến các sản phẩm biết làm thay công việc của con người, đó mới chỉ là tự động. Một sản phẩm Ad chỉ coi là thông minh khi nó tự động tương tác được với con người trong thời gian thực. Chính vì nó tương tác được, dẫn đến việc nó có thể chia sẻ được công việc cùng con người, thâm chí tới mức chia sẻ cảm giác cùng con người.

pin xe dien
Pin điện luôn là trái tim của một chiếc xe điện bất kỳ

Như vậy, một chiếc xe điện như trên, để được coi là thông minh, sẽ phải có thêm các tính năng sau:

1.1. Hệ thống tự lái: Nhằm giảm bớt công việc đơn giản và nhàm chán, dễ gây buồn ngủ cho người lái xe. Ví dụ khi đi trên các xa lộ, các cao tốc vắng người, các chuyến đi đường dài…

Hệ thống tự lái trên xe hơi được phân ra nhiều cấp độ thông minh khác nhau

Hệ thông tự lái được phân thành nhiều cấp độ khác nhau:

Theo Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (SAE International) và Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA), khả năng của xe ô tô tự lái được phân thành 6 cấp độ, từ cấp độ 0 đến cấp độ 5. Cụ thể như sau:

– Cấp độ 0 – Hoàn toàn thủ công

Hầu hết các phương tiện giao thông trên đường hiện nay đều thuộc cấp độ này. Đây là cấp độ mà phương tiện phụ thuộc hoàn toàn vào con người và người điều khiển xe sẽ chịu trách nhiệm cho mọi việc vận hành xe.

– Cấp độ 1 – Hỗ trợ lái xe

Cấp độ 1
Tự lái cấp độ 1

Ở cấp độ này, người lái xe và hệ thống tự động cùng chia sẻ quyền kiểm soát xe. Chẳng hạn như đánh lái, thay đổi – duy trì tốc độ (kiểm soát hành trình) hay phanh khẩn cấp tự động cảnh báo người lái xe khi có va chạm,…Xe chỉ có khả năng thực hiện một nhiệm vụ tự động duy nhất để hỗ trợ người lái.

– Cấp độ 2 – Tự động hóa một phần lái xe

Cấp độ 2
Tự lái cấp độ 2

Xe được tích hợp những chức năng tự động tiên tiến có khả năng thực hiện nhiều hơn một tác vụ, có thể kiểm soát cả chuyển hướng và tăng/giảm tốc, cảnh báo chệch làn đường/hiệu chỉnh. Tuy nhiên, người điều khiển vẫn phải giám sát việc lái xe và sẵn sàng can thiệp ngay lập tức bất cứ lúc nào nếu hệ thống tự động không phản hồi đúng cách. Những chiếc xe có khả năng tự động cấp độ 2 bao gồm: Tesla Autopilot, Cadillac Super Cruise, Mercedes-Benz Drive Pilot và Volvo Pilot Assistant.

– Cấp độ 3 – Tự động hóa có điều kiện

Cấp độ 3
Tự lái cấp độ 3

Xe cấp độ 3 có khả năng nhận định môi trường xung quanh và đưa ra quyết định cho chính mình, chẳng hạn như tăng tốc vượt qua xe đang di chuyển chậm; tự điều khiển từ điểm xuất phát đến đích mà không có sự tham gia của con người trong một số điều kiện nhất định. Nếu hệ thống không thể hoạt động một cách đáng tin cậy thì người lái xe phải luôn cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát. Phương tiện duy nhất được chấp nhận ở mức tự động cấp độ 3 tới thời điểm hiện tại là Audi A8.

– Cấp độ 4 – Tự động hóa hoàn toàn trong môi trường kiểm soát

Cấp độ 4
Tự lái cấp độ 4

Những chiếc xe không cần sự tương tác của con người trong hầu hết trường hợp. Tính năng tự lái chỉ được hỗ trợ trong các khu vực không gian hạn chế (có rào chắn địa lý) hoặc trong các trường hợp đặc biệt. Bên ngoài các khu vực hoặc hoàn cảnh này, phương tiện phải có khả năng kết thúc chuyến đi một cách an toàn nếu tài xế không tự kiểm soát lại. Hiện tại, chưa có xe bán cho người tiêu dùng ở mức độ tự động này.

– Cấp độ 5 – Tự động hóa hoàn toàn

Cấp độ 5
Tự lái cấp độ 5

Đây là mục tiêu cuối cùng của một chiếc xe tự lái, có thể vận hành tự động trong mọi tình huống và điều kiện. Ở cấp độ này, xe sẽ hoàn toàn không có bất kì sự can thiệp nào của con người, thậm chí sẽ không có vô lăng hoặc bàn đạp tăng tốc/phanh. Phương tiện có thể được sử dụng ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì mà một người lái xe có kinh nghiệm có thể làm trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

1.2. Hệ thống kiểm soát xe thông minh: Giúp nhận biết người lái và thói quen sử dụng của người lái để tự động điều chỉnh chế độ ghế ngồi (cao thấp, ngả ghế…), chế độ lái (nặng nhẹ, cảm giác lái…), chế độ điều hòa (nhiệt độ, tốc độ gió, vị trí cửa gió…),…

1.3. Hệ thống an toàn: Để bảo vệ người lái và người ngồi trên xe khi có sự cố. Tự động phát hiện vật cản, tránh vật cản, can thiệp phanh, giảm tốc độ khi chuẩn bị đi vào đường xấu, tự động nâng hạ gầm, bật tắt chế độ cân bằng trên các cung đường đặc thù…

1.4. Tương tác với con người: Nghe và hiểu được các câu lệnh, giọng nói từng người điều khiển để tiến hành lệnh tương ứng với xe như: tăng nhiệt độ, bật bài hát, kiểm tra tình hình giao thông, dẫn đường… Ngoài ra, để giúp giảm khối lượng công việc cho con người, chiếc xe thông minh cần phải có khả năng tự động quản lý chính mình như: Tự động phát hiện thời điểm hết Pin, đưa ra gợi ý trạm sạc gần nhất, tự động quản lý thời gian bảo dưỡng định kỳ…

1.5. Tự động thu hồi năng lượng dư thừa: Đó có thể là việc nạp Pin mỗi khi phanh, mỗi khi dừng đỗ sạc Pin qua năng lượng mặt trời…

II. Hệ sinh thái thông minh quanh xe ô tô điện

Gần đây khái niệm giao thông dần được thay đổi bằng khái niệm giao thông thông minh và hệ thống giao thông thông minh. Hệ thống này có nhiệm vụ cảnh báo các va chạm gây ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông.

Hệ thống giao thông thông minh thời gian thực

Hệ thống giao thông thông minh (lntelligent Transport System – ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học, và viễn thông với cơ sở hạ tầng giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường… Những thành phần này được liên kết chặt chẽ với nhau để đạt được các mục tiêu:

  • Quản lí khai thác hạ tầng giao thông một cách hiệu quả: giảm ùn tắc, tiết kiệm chi phí đi lại, tạo điều kiện tối đa cho việc đi lại và vận chuyển, cung cấp thông tin giao thông chính xác, khai thác tối ưu hạ tầng giao thông hiện tại,…
  • Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, giảm thiểu tai nạn.
  • Nâng cao năng lực quản lí: Thông tin được chia sẻ chính xác và nhanh chóng giữa các ban ngành, tăng khả năng phối hợp liên ngành trong xử lí các vấn đề, cung cấp thông tin cho việc xây dựng chính sách,…
  • Thân thiện với môi trường: Giảm thiểu khí thải ra môi trường, giảm thiểu tiếng ồn.

Việc phát triển hệ sinh thái thông minh giúp con người trở nên có nhiều thời gian làm các công việc khác hơn mà không cần quá quan tâm nhiều đến việc di chuyển, tham gia giao thông. Chính vì thế, đây dần là xu hướng tất yếu của xã hội.

Giới thiệu tổng quan các hệ thống trên xe ô tô

Quá trình phát triển hệ sinh thái thông minh sẽ tạo cho xã hội thêm nhiều cơ hội việc làm, giúp giải phóng nhiều công việc chân tay, đưa con người đến gần hơn với thế giới tri thức làm chủ hệ sinh thái. Chính vì thế, công việc của chúng ta dành cho các thế hệ tương lai là giúp họ có động lực học, đặc biệt là lập trình và trí tuệ nhân tạo. Các bạn nghĩ sao, hãy chia sẻ cùng Ad nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *